Tin tức - Sự kiện

Tin tức - Sự kiện

NCB CỦA HIỆN TẠI: VỮNG NỘI LỰC, GIỮ NIỀMTIN

Tiềm lực của Ngân hàng Quốc Dân (NCB) hiện tại đang chứng tỏ khả năng phát triển an toàn, bền vững, có đủ nền tảng và động lực để phát triển mạnh mẽ giai đoạn tiếp theo.

Nội lực mạnh

Với mục tiêu tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, tiến lên nhóm ngân hàng có quy mô tầm trung, kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây cho thấy, NCB đang sở hữu nội lực đủ mạnh để bứt phá trong thời gian tới.

NCB đứng thứ hai trong các ngân hàng về tăng trưởng dòng tiền thu nhập lãi thuần

Tính tới cuối năm 2020, tổng tài sản của NCB đạt gần 90.000 tỷ đồng, tăng 11,5% so với đầu năm; huy động vốn tăng 22,1%; lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2019, lũy kế cả năm 2020 đạt mức hơn 850 tỷ đồng. Đáng chú ý, trước tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, NCB vẫn chứng tỏ thực lực khi lãi thuần và CASA cải thiện.

Xét về tốc độ tăng trưởng dòng tiền thu nhập lãi thuần trong năm 2020, NCB đứng thứ hai trong số các nhà băng tại thị trường Việt Nam với tăng trưởng 79% so với năm trước đó.

Lãi thuần là nguồn thu nhập chính để ngân hàng tồn tại và phát triển. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà băng, đây là yếu tố quan trọng để biết ngân hàng có thật sự thu được lãi hay không.

Một chỉ tiêu tài chính đáng chú ý khác là lượng tiền gửi không kỳ hạn (CASA), phản ánh nguồn vốn giá rẻ giúp các ngân hàng cải thiện biên lãi ròng. Với việc đẩy mạnh phân khúc bán lẻ thông qua nền tảng công nghệ thanh toán để thu hút lượng tiền gửi không kỳ hạn, tỷ lệ CASA của NCB trong năm 2020 đạt 9%, tăng 8% so với năm trước đó. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn tính tới cuối năm 2020 đạt 6.163 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2019; tổng tiền gửi của khách hàng đạt 72.085 tỷ đồng, tăng 22%.

Dù đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, NCB vẫn đang làm tốt trong nhiệm vụ quản lý nợ xấu. Tính tới cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng chỉ ở mức 1,51%,

Trong quý I – II/2021, NCB sẽ chào bán 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán bằng mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị chào bán tương đương 1.500 tỷ đồng. Đồng thời, dự kiến phát hành 3.000 trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu.

Đây được xem là giải pháp cụ thể, khả thi, đồng bộ để nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh, tiếp tục phát huy sức mạnh nội tại của Ngân hàng trong giai đoạn phát triển tới (2021 – 2025).

Sở dĩ đánh giá đây là giải pháp khả thi bởi chặng đường vừa qua đã chứng minh, NCB được cổ đông đặt trọn niềm tin, sẵn sàng đi đường dài cùng doanh nghiệp. Theo đó, các cổ đông của NCB có sự đồng tâm hiệp lực, nhất trí không chia cổ tức để dành lợi nhuận tái cơ cấu. Đây là “sự đánh đổi” xứng đáng để nhận về quả ngọt sau này.

Trong khi đó, NCB cũng giữ trọn niềm tin được cổ đông trao gửi và ngày càng bồi đắp vững chắc.

“Ngân hàng của bạn”

“Chúng tôi mong muốn hình ảnh thương hiệu NCB và tuyên ngôn 'Ngân hàng của bạn' sẽ trở nên quen thuộc với mọi khách hàng. Đồng thời ghi dấu ấn một ngân hàng bứt phá với khát vọng vươn cao cho những người hiểu biết về thị trường tài chính ngân hàng”, đại diện lãnh đạo NCB cho biết.

Thực tế, với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, 5 năm qua, NCB đã tập trung vào chiến lược số hóa, xây dựng hệ sinh thái số, hình thành tệp khách hàng trọn đời cho Ngân hàng. Từ đó, độ phủ và mức độ nhận diện thương hiệu NCB được cải thiện đáng kể.

Thương hiệu NCB đã trở nên quen thuộc với mọi khách hàng

NCB cho biết, 95% các giao dịch được thực hiện qua kênh trực tuyến như NCB izi Mobile, Internet Banking, ATM, thẻ…; giao dịch tại quầy hiện chỉ ở mức 5%. Các giao dịch tại Ngân hàng số 24/7 NCB đều được đảm bảo an toàn, bảo mật, tốc độ xử lý chính xác, nhanh chóng.

Bên cạnh việc số hóa quy trình, nghiệp vụ ngân hàng, NCB đẩy mạnh hợp tác với các Fintech, đối tác thương mại điện tử, đối tác cung cấp dịch vụ như FPT, FLC, Novaland, PVI… để tạo ra hệ sinh thái số đa dạng, giúp kết nối khách hàng thuận tiện, hiệu quả.

Đáng chú ý, “át chủ bài” cho việc phát triển hệ sinh thái số theo chiều sâu của NCB trong thời gian tới chính là việc áp dụng thành công phương thức định danh điện tử (eKYC). Theo đó, hệ thống công nghệ của NCB có thể thực hiện định danh khách hàng qua nền tảng số như điện thoại thông minh, máy tính bảng với chức năng gọi video trực tiếp.

Năm 2020, NCB lọt Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam (FAST50). Đây là bảng xếp hạng các đơn vị có tốc độ tăng trưởng tốt nhất và bền vững, duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các năm qua. Thứ hạng của các doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng được sắp xếp dựa trên tiêu chí tăng trưởng kép (CAGR) về doanh thu và hiệu quả kinh doanh.

Một phần nguyên nhân giúp NCB góp mặt trong FAST50 chính là sức bật tăng trưởng tới từ chiến lược số hóa, nâng cao năng lực tài chính, gia tăng hiệu quả kinh doanh từ việc khai thác các tài sản hiện có.

Đại diện lãnh đạo NCB cho biết, với việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu gia tăng vốn, NCB đang sở hữu cơ hội tốt để đẩy nhanh hơn nữa quá trình thực hiện kế hoạch 2021 – 2015, vươn tầm phát triển theo mục tiêu đề ra, ngày càng phục vụ lượng khách hàng đông đảo.

                                                                                                                                                              Lệ Hằng

Lên đầu trang

NCB IZIMOBILE
trên thiết bị di động

Đăng ký nhận thông tin từ NCB

đăng ký